[Chia sẻ 2021] Xẹp đĩa đệm là gì và 4 cách chữa mới nhất hiệu quả

Đĩa đệm

Xẹp đĩa đệm là một trong những tình trạng gây ra các cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị trong nội dung sau!

Xẹp đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là bộ phận nằm ở giữa hai đốt sống, nó đảm nhận chức năng nâng đỡ và giảm ma sát cho các đốt sống, giúp việc vận động dễ dàng và trơn tru hơn. Do sự lão hóa tự nhiên hoặc một tổn thương vật lý nào đó có thể khiến cho đĩa đệm bị suy giảm chức năng. Điển hình là việc nhân nhầy trong đĩa đệm bị mất nước, hao mòn làm thay đổi cấu trúc vốn có của nó, khiến đĩa đệm bị xẹp, lún, phình sang hai bên cột sống.

Khi đĩa đệm bị xẹp, nó có thể gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho vùng cột sống lưng hoặc ảnh hưởng đến các dây thần kinh, khiến vùng cơ liên quan bị co cứng, làm người bệnh vận động khó khăn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng này có thể tiến triển thành thế nặng hơn như thoát vị đĩa đệm, rối loạn thần kinh, giới hạn khả năng vận động, bại liệt…

Biểu hiện của chứng xẹp đĩa đệm phổ biến

Xẹp đĩa đệm gây ra nhiều triệu chứng khá điển hình . Dưới đây là những biểu hiện thường diễn ra nhất:

  • Đau lưng: Vùng nào của cột sống bị xẹp đĩa đệm thì nó sẽ gây ra cơn đau nhức bắt nguồn tại vùng đó. Thông thường, xẹp đĩa đệm rất phổ biến tại vùng cột sống thắt lưng vì đây là vị trí cột sống phải chịu nhiều áp lực nhất. Cơn đau lưng trong chứng xẹp đĩa đệm cũng tương tự như trong hầu hết các bệnh xương khớp khác đó là xảy ra khá đột ngột với cơn dữ dội như dao đâm, cường độ đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể âm ỉ hành hạ người bệnh trong thời gian dài, đau nhiều vào ban đêm và tờ mờ sáng….
  • Cơn đau có thể lan tỏa sang các vị trí lân cận như hông, đùi, bắp chân… kèm theo triệu chứng tê bì khó chịu hoặc tê đến mất cảm giác ở các chi.
  • Co cứng tại khớp: Hiện tượng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi người bệnh ngủ dậy. Nó khiến người bệnh khó khăn trong vận động, không nhấc được chân hoặc xoay người trở dậy.
  • Cột sống biến dạng: Đĩa đệm xẹp xuống khiến cho chiều cao của cột sống cũng bị ảnh hưởng  theo. Trong những trường hợp nặng, đĩa đệm xẹp quá mức có thể khiến các đốt sống dính liền vào nhau gây biến dạng đường cong tự nhiên của cột sống, làm người bệnh bị gù hoặc có dáng đứng/đi dị dạng.
  • Đại tiểu tiện không tự chủ: Tình trạng này thường gây ra trong những trường xẹp đĩa đệm nặng gây chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống. Nếu không được khắc phục sớm, người bệnh còn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Các nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm thường gặp

Như đã đề cập, xẹp đĩa đệm có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Dưới đây là một số yếu tố điển hình:

  • Tuổi cao: Càng nhiều tuổi thì quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể càng rõ ràng. Trong đó, sức khỏe xương khớp cũng không nằm ngoài quy luật này của tạo hóa. Lão hóa khiến cho đĩa đệm bị xơ cứng, mất nước và thiếu độ đàn hồi vốn có, cộng với áp lực từ trọng lượng cơ thể và vận động khiến cho nó bị xẹp đi.
  • Do công việc: Người làm văn phòng phải đứng/ngồi lâu một chỗ ít vận động, người làm công việc bê vác nặng thường xuyên, người làm công việc lái xe đường dài… là những ngành nghề có thể gây ra tình trạng bệnh lý này.
  • Chấn thương: Lực tác động vật lý mạnh từ việc chơi thể thao, khuân vác, lao động, tai nạn giao thông… trực tiếp lên cột sống chính là nguyên nhân làm thay đổi hình thái bình thường của đĩa đệm.
  • Cân nặng: Người có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn chịu đựng của cơ thể có nguy cơ mắc bệnh về cột sống - đĩa đệm cao hơn bình thường.
  • Bệnh xương khớp: Người bị thoái hóa cột sống, loãng xương hoặc có hệ khung xương bẩm sinh không khỏe mạnh… thì có nguy cơ bị xẹp đĩa đệm cao hơn bình thường.

Xẹp đĩa đệm có chữa được không?

Khả năng điều trị xẹp đĩa đệm sẽ tùy thuộc rất lớn vào mức độ bệnh lý, càng chữa ở giai đoạn sớm thì cơ hội điều trị càng cao.

Do là bệnh có diễn biến âm thầm, phát triển qua từng ngày nên nếu thấy các dấu hiệu sớm của bệnh hoặc căn cứ vào cấp độ phát triển dưới đây để có phương án thăm khám và điều trị sớm:

  • Giai đoạn nhẹ: Cấu trúc đĩa đệm lỏng lẻo hơn khiến các đốt xương gần nhau hơn. Thời gian này có thể người bệnh không hề có biểu hiện gì hoặc cảm thấy đau âm ỉ tại vùng đĩa đệm tổn thương.
  • Giai đoạn 2: Đĩa đệm bị xẹp đáng kể khiến các đốt xương gần như đã sát lại với nhau, cơn đau đớn và các triệu chứng của bệnh đã rõ ràng. 
  • Giai đoạn nặng: Đĩa đệm xẹp gần như hoàn toàn, các đốt xương bị dính lại với nhau thành một khối gây đau đớn, hạn chế khả năng vận động, di chuyển. Giai đoạn này rất khó để điều trị và hồi phục được về trạng thái ban đầu dù có can thiệp ngoại khoa.

Cách chữa xẹp đĩa đệm

Tùy vào tình trạng bệnh lý và thể trạng thực tế mà người bị xẹp đĩa đệm sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp nhất.

Dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau: Có thể dùng liều Paracetamol hay Acetaminophen để giảm các cơn đau thông thường.
  • Thuốc giảm đau kháng viêm không có chứa steroid: Điển hình là thuốc Aspirin, thuốc Ibuprofen hay Meloxicam.
  • Thuốc giúp giãn cơ: Dùng trong trường hợp có chèn ép nặng gây co cứng cơ bắp. Điển hình là một số loại như Cyclobenzaprine, hay Eperisone hoặc Carisoprodol.
  • Thuốc hỗ trợ xương khớp ví dụ Bisphosphonate.
  • Nhóm thuốc có khả năng tăng cường quá trình lưu thông máu.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là liệu pháp hỗ trợ nhằm mục đích giảm đau, giảm co cứng cơ, tăng cường khả năng vận động. Bằng cách tác động các lực vật lý trong xoa bóp, bấm huyệt, massage, châm cứu, xông ngải, kéo giãn cột sống… sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu đến xương khớp, cải thiện các triệu chứng khá hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện lâu dài và dưới sự hỗ trợ của những người có trình độ chuyên môn.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp sau cùng được nghĩ tới nếu tình trạng xẹp đĩa đệm quá nghiêm trọng hoặc việc điều trị bằng các liệu pháp trên tỏ ra kém hiệu quả.

Tùy vào tình trạng thực tế mà phương pháp phẫu thuật thích hợp sẽ được chỉ định cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh xẹp đĩa đệm. Hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích cho mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Theo : xuongkhoptmd


Bài viết liên quan

Tư vấn cho tôi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form