[2020] Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không Là Gì NGUYÊN NHÂN

Cột sống

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến hình thành do tác động của tuổi tác và thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi của người bệnh. Thoái hóa đốt sống cổ có triệu chứng gì? Điều trị bệnh lý này ra sao? Tìm hiểu nội dung cụ thể trong bài viết dưới đây!

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Trong Y học, thoái hóa đốt sống cổ còn gọi là thoái hóa cột sống cổ. Đây là tình trạng tổn thương sụn khớp, dây chằng hoặc các liên đốt dẫn đến việc hình thành các gai xương cạnh khớp.

Thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra trong bất kỳ đốt sống nào từ C1 đến C7 và thường xảy ra nhiều nhất ở 3 đốt sống C5, C6, C7. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới ở nhiều độ tuổi chứ không chủ phổ biến ở tuổi già. Thông thường, những đối tượng có tỷ lệ mắc cao hơn sẽ là người làm công việc văn phòng hoặc người ít vận động.

Mức độ tổn thương và biến chứng trên cơ thể phụ thuộc rất lớn vào tình trạng bệnh lý của người bệnh. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ chỉ đau đớn và một số vị trí, chóng mặt do thiếu máu. Ở mức độ nặng hơn, người bệnh có thể bị bại liệt.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ

Tuổi tác được xem là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Theo con số thống kê thực tế của các tổ chức Y học, số người mắc bệnh do nguyên nhân này phải chiếm đến 90%. Bước qua tuổi 30, khả năng chịu áp lực của đĩa đệm, tế bào sụn khớp giảm và không thể tái tạo được nữa là một trong những lý do quan trọng dẫn đến bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài tác động của tuổi tác, người bệnh có thể mắc thoái hóa đốt sống cổ do một số nguyên nhân sau:

  • Thường xuyên hoạt động sai tư thế: Cúi đầu, xoay, gập cổ hoặc ngồi trước màn hình máy tính quá lâu gây tác động xấu lên vùng cột sống cổ từ đó gây nên thoái hóa đốt sống cổ. Trường hợp này thường xảy ra nhiều hơn ở người làm công việc văn phòng và người khuân vác.
  • Di truyền: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra do di truyền. Người có bố hoặc mẹ mắc các bệnh lý về cột sống cổ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Ảnh hưởng của chấn thương hoặc tai nạn: Việc va chạm mạnh gây ra các tổn thương cho sụn khớp và đĩa đệm cột sống. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Tư thế nằm ngủ: Tư thế nằm ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt đốt sống cổ ở người bệnh. Cụ thể, việc gối đầu quá cao/quá thấp, không thường xuyên thay đổi tư thế ngủ dẫn đến tình trạng mỏi cổ. Tình trạng này duy trì càng lâu thì tỷ lệ mắc thoái hóa của người bệnh càng cao.
  • Tác động của chế độ dinh dưỡng: Quá trình ăn uống hàng ngày có thể là nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống cổ của người bệnh. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng như Canxi, Magie, Vitamin,… khiến hệ cơ xương khớp người bệnh không được khỏe mạnh, từ đó nâng cao nguy cơ thoái hóa. Cùng với đó, nếu thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,… cũng đẩy nhanh tình trạng thoái hóa của cột sống và đĩa đệm.

Dưới tác động của những nguyên nhân trên mà cột sống và sụn ở cổ sẽ bị bào mòn từ đó dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Cụ thể:

  • Đĩa đệm mất nước: Giữa xương và cột sống có phần đĩa đệm đảm nhận vai trò hấp thụ các cú sốc ngoại lực khi người bệnh vặn cổ. Khi đĩa đệm bị mất nước, các chất nhờn bên trong sẽ dần khô theo.  Khi đó, các đốt sống gia tăng cường cọ xát gây ra đau đớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm gặp tổn thương khiến nhân nhầy bị thoát ra gây chèn ép tủy sống hoặc rễ dây thần kinh. Thoái hóa đốt sống cổ có thể xem là biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Dây chằng xơ hóa: Phần dây chằng nối xương cột sống lại với nhau bị ảnh hưởng sẽ gây ra khó khăn đến chuyển động cổ. Người bệnh sẽ cảm thấy cổ căng cứng. Càng già, tình trạng xơ hóa dây chằng càng nặng khiến cho cổ trở nên kém linh hoạt hơn.

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng thường thấy ở các bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ là đau nhức và khó vận động ở vùng cổ. Bệnh càng nặng, tình trạng đau nhức càng nhiều, vùng đau nhức càng rộng (lan tới vai, cánh tay) và khả năng vận động của người bệnh cũng dần kém hơn.

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa đốt sống của cổ gồm:

  • Đau đốt sống cổ cấp tính: Tình trạng đau nhức này xảy ra khi người bệnh làm việc nặng, ho hoặc hắt hơi mạnh. Các cơn đau thường diễn ra đột ngột, bất ngờ trong một khoảng thời gian nhất định. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói như kim châm, vùng cổ phát ra những tiếng kêu răng rắc. Tình trạng đau nhức ở người bệnh có thể kèm theo cả cứng cổ.
  • Đau đốt sống cổ mãn tính: Tình trạng đau nhức mãn tính sẽ diễn ra liên tục, âm ỉ mà không rõ nguyên nhân. Đau mạn tính được phát triển trực tiếp từ đau cấp tính. Khoảng thời gian phát triển này có thể duy trì từ vài tháng đến cả năm.
  • Rễ dây thần kinh tổn thương: Triệu chứng này thường xuất hiện khi thoái hóa đốt sống cổ đã phát triển đến một giai đoạn rất nặng. Do ảnh hưởng của dây thần kinh bị chèn ép mà người bệnh bị mất cảm giác, rối loạn dinh dưỡng, mất phản xạ dựng lông, không cảm nhận được nhiệt độ nóng lạnh, mồ hôi tiết ra ít hơn. Thậm chí, nhiều người còn mắc cả hội chứng teo cơ.
  • Chèn ép rễ dây thần kinh: Dễ dây thần kinh bị chèn ép là nguyên nhân gây ra các cơn đau lan từ cổ xuống gáy, vai, xuống một hoặc cả hai cánh tay cũng có thể xuất hiện ở vùng chẩm đầu.
  • Biến dạng cột sống: Ảnh hưởng của thoái hóa cột sống khiến người bệnh bị mất đi đường cong sinh lý cổ. Bệnh nhân sẽ bị vẹo cổ, sái cổ hoặc không thể xoay cổ và đầu được,
  • Đa xơ cứng Lhermitte: Triệu chứng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh khi đột ngột có cảm giác luồng điện chạy dọc từ cổ xuống xương sống. Thậm chí cảm giác này có thể lan cả xuống tay, chân, các ngón tay, ngón chân.

Một số triệu chứng khác mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ của thể gặp phải là:

  • Nhức đầu
  • Suy giảm trí nhớ
  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi, xanh xao, gà rộc
  • Chán ăn
  • Mất ngủ
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý tình dục
  • Gây ra những bất tiện lớn trong quá trình đại tiện, tiểu tiện.

Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?

Các chuyên gia xương khớp đã nghiên cứu và kết luận rằng, thoái hóa đốt sống cổ không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, trong trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây tê liệt vùng cổ và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Trong cấu tạo cơ thể người, cột sống cổ chính là cây cầu kết nối các loại dây thần kinh vận động trong cơ thể lại với nhau. Thoái hóa cột sống cổ để lâu có thể gây ra các biến chứng bệnh nguy hiểm như sau:

  • Hẹp ống sống: Hẹp ống sống là gia tăng nguy cơ người bệnh bị mắc bệnh tủy sống. Người bệnh sẽ có cảm giác tê, yết liệt ở vùng thân, có thể lan sang 2 tay hoặc 2 chân.
  • Hẹp ống sống cổ: Dưới tác động của tình trạng thoái hóa, cổ sống cổ sẽ bị thay đổi cấu trúc. Khi đó, ống sống cổ và không gian tủy sống đều bị thu hẹp. Các triệu chứng của chứng bệnh này là ngứa ran, tức ngực, đau nhức vùng cổ - vai – cánh tay – chân.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống: Nếu người bệnh gặp phải biến chứng này sẽ tương đối khó khăn trong điều trị. Bởi có một thực tế, người bệnh chỉ có thể điều trị dứt điểm triệu chứng, không thể điều trị tận gốc. Trong trường hợp xấu nhất, biến chứng bệnh có thể gây ra tình trạng bại liệt hoặc rối loạn cảm giác tứ chi, hệ thần kinh thực vật,…
  • Rối loạn tiền đình: Một trong những biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là rối loạn tiền đình. Tình trạng này xảy ra do việc tổn thương lỗ tiếp hợp khiến cho người bệnh xuất hiện các biểu hiện trầm cảm, kém ăn và có thể khiến người già đi đứng dễ bị ngã quỵ hơn.
  • Ù tai: Khả năng nghe và thính giác của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị bệnh.

Phân loại thoái hóa đốt sống cổ

Dựa trên mức độ tổn thương, thoái hóa đốt sống cổ được chia ra thành 10 cấp độ, cụ thể:

  • Cấp độ 1: Người bệnh cảm thấy cổ hơi và co cứng khi thực hiện ngửa đầu lên trần nhà
  • Cấp độ 2: Người bệnh sẽ cảm giác được cơn mỏi cổ với tần suất cao hơn. Các cơn đau ở giai đoạn này đã bắt đầu lan xuống vùng vai hoặc vùng lưng.
  • Cấp độ 3: Sau khi ngủ dậy, người bệnh thường có cảm giác đau đớn ở vùng cổ, khó khăn khi vận động.
  • Cấp độ 4: Người bệnh có cảm giác tê cứng ở cánh tay, đồng thời mắt có cảm giác bị mờ
  • Cấp độ 5: Người bệnh bắt đầu đi xiêu vẹo, không thể đi trên một đường thẳng, thị lực tiếp tục giảm
  • Cấp độ 6: Người bệnh không thể cầm bút viết, khả năng vận động ở vùng cổ, cánh tay và vai sẽ bị hạn chế
  • Cấp độ 7: Người bệnh không thể cầm đũa ăn mà chỉ có thể ăn bằng thìa.
  • Cấp độ 8: Cơ bắp và cổ dần yếu đi khiến người bệnh không còn sức vận động, khả năng đi lại của người bệnh hạn chế
  • Cấp độ 9: Hoạt động tiểu tiện và đại tiện của người bệnh bắt đầu gặp khó khăn. Cấp độ này sẽ ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục của người bệnh.
  • Cấp độ 10: Người bệnh chỉ có thể nằm hoặc ngồi im một chỗ, không thể di chuyển cũng như mất hoàn toàn chức năng vận động ở vùng cổ - vai – gáy.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

Chẩn đoán lâm sàng

Ở chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định bạn có mắc thoái hóa đốt sống hay không qua 4 hội chứng sau đây:

  • Đốt sống cổ: Vùng cơ cạnh cột sống cổ đau hoặc co cứng
  • Rễ dây thần kinh cổ: Vùng cổ, gáy, khớp vai, hai bên tay, đầu ngón tay của người bệnh sẽ có cảm giác đau, tê
  • Ép tủy: Các chi yếu hoặc teo khiến dáng đi của người bệnh không vững chắc.
  • Động mạch đốt sống: Người bệnh có thể bị đau nhức vùng chẩm hoặc vùng thái dương, hai hố mắt vào mỗi buổi sáng. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt hoặc có thể thể bị ù tai

Chẩn đoán cận lâm sàng

Ở chẩn đoán cận lâm sàng, người bệnh sẽ được bác sĩ thực hiện các loại xét nghiệm khẳng định để có kết luận chính xác nhất. Cụ thể:

  • Chụp Xquang: Qua phim chụp, bác sĩ có thể kiểm chứng tình trạng của gai xương, xương, chiều cao đĩa đệm, lỗ liên hợp
  • Chụp CT: Phương pháp giúp bác sĩ xác định tình trạng hẹp ống sống
  • Chụp MRI: Xác định vị trí dây thần kinh bị chèn ép, thoái hóa hoặc sự xuất hiện của các ổ viêm ở đĩa đệm, các khối u cột sống.
  • Điện cơ: Kiểm tra hoạt động của thần kinh

Chẩn đoán xác định

Sau khi thu thập thông tin và hình ảnh từ hai các chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa những nhận định về bệnh thoái hóa đốt sống cổ bệnh nhân, đồng thời phân biệt thoái hóa đốt sống cổ với các chấn thương cùng sống cổ hoặc cá loại bệnh lý u nội tủy, u thần kinh.

Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả nhất

Điều trị nội khoa

  • Thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau được bác sĩ kê cho bệnh nhân là Paracetamol., Ibuprofen,…
  • Thuốc chống viêm, giảm đau không chứa Steroid: Loại thuốc được kê phổ biến nhất trong trường hợp này là Diclofenac. Dưới tác động của thuốc, tình trạng viêm và đau đớn sẽ được cải thiện nhanh chóng
  • Thuốc giãn cơ: Phổ biến nhất với người bệnh là Cyclobenzaprine. Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và đẩy lùi tình trạng co cứng cột sống

Phẫu thuật

Khi phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật để đẩy lùi bệnh. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ cân nhắc đến tình trạng đau nhức, tổn thương ở dây thần kinh, cột sống cũng như các biến chứng mà bệnh gây ra. Một số phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay là mổ hở, nội soi, phẫu thuật hoặc cố định cột sống hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo.

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp về bệnh lý thoái hóa cột sống cổ. Phòng ngừa bệnh từ sớm bằng việc duy trì sinh hoạt và chế độ ăn uống nghỉ ngơi cũng là biện pháp tốt giúp người bệnh không phải đối mặt với các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Chúc bạn sức khỏe và thành công!

Bài viết liên quan

Tư vấn cho tôi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form