Bấm huyệt chữa gai cột sống có tốt không? Cách thực hiện ra sao?

Cột sống


Để điều trị căn bệnh gai cột sống, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây, áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian thì bấm huyệt cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Vậy bấm huyệt chữa gai cột sống có tốt hay không và cách bấm thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.

Bấm huyệt chữa gai cột sống có tốt không?


Gai cột sống được hình thành do sự lắng đọng, dư thừa canxi hoặc do các chấn thương gây nên. Khi các gai xương được hình thành, chúng sẽ chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và gây nên các hiện tượng tê bì, đau nhức chân tay.


Bấm huyệt chữa gai cột sống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tác dụng của phương pháp này tương tự giống như châm cứu. Bằng việc tác động lên các huyệt bằng lực của tay, các mạch máu trong cơ thể sẽ được lưu thông và tuần hoàn dễ dàng. Nhờ đó mà làm thuyên giảm đáng kể các cơn đau do căn bệnh gai cột sống gây ra.



Việc bấm huyệt đem đến tác dụng giải phóng ra hoạt chất Endorphin - một chất có khả năng làm thuyên giảm các cơn đau có ở trong vỏ não người. Chính vì vậy, phương pháp bấm huyệt thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về xương khớp. Trong đó có chứng gai cột sống.


Ngoài ra, việc bấm huyệt còn đem đến tác dụng:


  • Làm giãn các mạch máu, các cơ, tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả.
  • Giảm tình trạng phù nề và chống viêm.
  • Tăng sự linh hoạt cho các khớp, giúp các khớp cử động dễ dàng khi vận động.
  • Giảm thiểu khả năng và nguy cơ chấn thương.

Bên cạnh điều trị nội khoa, bạn có thể thực hiện các bài tập bấm huyệt, xoa bóp để tăng thêm hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, bạn cần phải trao đổi với các bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.


Cách bấm huyệt trị gai cột sống


Việc bấm huyệt được thực hiện theo các bước sau:


  • Hít thở thật sâu và thả lỏng cơ thể. Đồng thời giữ cho cơ thể luôn ở trong trạng thái thư giãn, thoải mái, tránh bị kích động và lo lắng khi bấm huyệt.
  • Dùng lực từ các ngón tay để day vào vùng huyệt vị. Nên tiến hành xoay ngón tay theo vòng tròn trong thời gian từ 3 đến 4 phút để làm thuyên giảm các cơn đau. Để tránh tình trạng bị đau quá mức, cần tác động đến huyệt với lực từ nhẹ đến mạnh.
  • Tiến hành việc bấm huyệt, xoa bóp để hạn chế sự tích tụ máu gây bầm tím cũng như khiến máu lưu thông dễ dàng hơn.


Một số huyệt hay được sử dụng để chữa gai cột sống:


  • Huyệt Jian Jing: Huyệt này được nằm tại các cơ vai, ở trung điểm giữa phần cánh tay và cổ. Huyệt này đem đến tác dụng làm thuyên giảm sự mệt mỏi, co cứng và giảm triệu chứng tê bì, đau nhức ở vùng vai gáy. Mặc dù vậy, việc bấm huyệt Jian Jing có thể khiến cho phụ nữ mang thai bị kích thích chuyển dạ. Chính vì vậy, tuyệt đối không nên bấm huyệt này cho các mẹ bầu.
  • Huyệt Feng Chi: Huyệt này còn có tên gọi là huyệt Phong Trì. Vị trí của huyệt nằm tại phần sau của dái tai. Khi thực hiện việc bấm huyệt Feng Chi, các triệu chứng như căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức lưng khi vừa ngủ dậy sẽ được thuyên giảm đáng kể.
  • Huyệt Zhong Zu: Còn có tên gọi là huyệt Trung Chử. Huyệt nằm ở phần giữa của đường nối ngón áp út và cổ tay. Công dụng: Giảm thiểu căng thẳng, stress, tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu, đồng thời giúp kích hoạt hệ thống tuyến dây thần kinh ở não bộ. 


Chữa gai cột sống bằng bấm huyệt cần lưu ý gì?


  • Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt mà cần phải có sự hướng dẫn của các chuyên gia có kinh nghiệm. Chính vì vậy, bạn cần phải chọn lựa các cơ sở bấm huyệt uy tín, lựa chọn các bác sĩ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. 


  • Chống chỉ định bấm huyệt cho những người có nguy cơ bị loãng xương, rối loạn chảy máu, ung thư, đang tiến hành điều trị gãy xương hoặc bị mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, huyết áp bất ổn.
  • Những người đang dùng thuốc Aspirin, thuốc chống đông máu có thể bị chảy máu nếu như bấm huyệt. Chính vì vậy, các trường hợp này được khuyến cáo không nên thực hiện phương pháp này.
  • Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng nên tránh bấm huyệt.
  • Các khu vực cần tránh khi bấm huyệt: Vùng bị giãn tĩnh mạch, vùng có nhiều vết bầm tím hoặc có vết thương hở.
  • Bên cạnh việc bấm huyệt, bạn nên bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày với các loại thực phẩm giàu sắt và canxi.
  • Mặc dù đem đến hiệu quả trong việc giúp tăng cường lưu thông và tuần hoàn máu nhưng phương pháp bấm huyệt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể trị bệnh dứt điểm. Chính vì vậy, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vào phương pháp này.
  • Nếu bấm huyệt một thời gian mà không thấy tình trạng bệnh được cải thiện, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và đưa ra lộ trình điều trị chi tiết, cụ thể. 


Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề bấm huyệt chữa gai cột sống. Nếu bạn còn bất cứ một vướng mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể và rõ ràng.



Bài viết liên quan

Tư vấn cho tôi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form