Phồng đĩa đệm là gì 3 nguyên nhân 5 cách chữa mới 2021
Đĩa đệmPhồng (phình, lồi) đĩa đệm là tình trạng phổ biến đặc biệt thường gặp ở người cao tuổi, do cột sống bị tổn thương. Phồng đĩa đệm có thể xảy ra tại bất kỳ vị trí nào của cột sống và có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời.
Phồng đĩa đệm là gì?
Các đĩa đệm giữa đốt sống có chứa nhân nhầy có nhiệm vụ hỗ trợ giảm ma sát cho các đốt sống, chống sốc, đồng thời giúp cột sống vận động linh hoạt, dẻo dai. Quá trình lão hóa hoặc do các tác động bên ngoài đĩa đệm có thể bị chèn ép và phồng (phình, lồi) ra và gây chèn ép lên các đốt sống xung quanh. Đĩa đệm gặp tình trạng này thường nghiêng hẳn về bên phải hoặc bên trái. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy đau nhức hoặc ngứa ran tại vị trí cột sống có đĩa đệm bị phồng.
Phồng đĩa đệm có thể khởi phát từ các chấn thương do tác động từ bên ngoài hoặc liên quan đến các bệnh lý xương khớp, cột sống. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí cột sống nào, có thể là cột sống cổ, cột sống lưng, cột sống thắt lưng.
Nếu tình trạng phồng đĩa đệm ở mức độ nhẹ người bệnh sẽ không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu hay cơn đau nào. Nhưng khi ở thể nặng người bệnh sẽ phải đối mặt với các cơn đau âm ỉ, dữ dội và mãn tính. Do tại vị trí phồng (phình, lồi) đĩa đệm các dây thần kinh xung quanh bị chèn ép gây đau khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong thời gian dài.
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng này có thể là nguyên nhân khởi phát của thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm
Do cơ chế hoạt động, đĩa đệm có chức năng chịu lực và ma sát, do đó chúng dễ bị hao mòn đặc biệt khi hệ thống xương khớp bước vào giai đoạn lão hóa. Khi đó đĩa đệm dễ bị tổn thương và bắt đầu bị suy yếu dẫn đến thoái hóa. Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây nên tình trạng phồng (phình, lồi) đĩa đệm. Đồng thời làm gia tăng nguy cơ cột sống bị viêm khớp.
Ngoài ra các tác động từ bên ngoài lên cột sống cũng là nguyên nhân gây phồng đĩa đệm, cụ thể bao gồm các yếu tố phổ biến như:
Vận động sai tư thế: Khiến cột sống phải chịu áp lực lớn hơn gấp nhiều lần vô hình chung làm đĩa đệm hao mòn nhanh hơn. Ví dụ như ngồi máy tính sai tư thế, mang vác vật nặng không đúng, chơi thể thao quá sức,... trong thời gian dài.
- Tính chất nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp có đặc thù công việc cần phải ngồi lâu, đứng lâu trong 1 tư thế hoặc gập người, xoắn cột sống lặp đi lặp lại nhiều lần khiến quá trình hao mòn đĩa đệm diễn ra nhanh hơn.
- Thừa cân, béo phì: Khi cân nặng quá cao sẽ gây áp lực lớn lên các vùng cột sống cùng cơ bắp. Vì vậy mà những người thừa cân có nguy cơ bị phồng đĩa đệm cao hơn người có cân nặng phù hợp với cơ thể.
- Chấn thương: Sau khi gặp các tai nạn lao động, tai nạn xe, chấn thương vùng cột sống,... đĩa đệm có thể bị phồng (phình, lồi) hoặc khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng chất kích thích, hút thuốc, rượu bia: Đây là những chất không chỉ có hại cho cơ thể mà còn làm gia tăng nguy cơ bị phồng đĩa đệm.
Triệu chứng phồng đĩa đệm
Tùy vào từng vị trí tổn thương và tình trạng bệnh mà các triệu chứng phồng (phình, lồi) đĩa đệm có thể khác nhau ở mỗi người. Không chỉ xuất hiện tại vị trí cột sống bị tổn thương, các cơn đau có thể lan ra các vùng khác của cơ thể dọc theo đường đi của dây thần kinh.
Triệu chứng của phồng đĩa đệm cột sống cổ:
- Đau mỏi cổ, vai gáy
- Đau nhói ở vùng cánh tay, bàn tay kèm theo tê cứng, yếu cơ
Triệu chứng của phồng đĩa đệm cột sống lưng trên
- Đau lưng dưới vùng bả vai
- Có thể xuất hiện cơn đau tại vùng ngực hoặc vùng dạ dày
Triệu chứng của phồng đĩa đệm cột sống lưng dưới
- Đau nhức vùng lưng dưới
- Cơn đau lan rộng xuống phía hông, mông và xuống hai chân
- Đau nhói và tê cứng, suy yếu ở chân hoặc các ngón chân hoặc teo cơ
Phồng (phình, lồi) có chữa khỏi được không?
Phồng đĩa đệm có thể tự khỏi ngay cả khi người bệnh không can thiệp các phương pháp điều trị trong trường hợp tình trạng bệnh ở thể nhẹ. Trong trường hợp này đĩa đệm cần khoảng thời gian khoảng 6 tuần để tự hồi phục. Sau đó đĩa đệm phục hồi tổn thương và các chức năng, giảm đau.
Khi cơn đau do phồng đĩa đệm gây ra trở nên nghiêm trọng người bệnh cần thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Nếu không được xử lý kịp thời phồng (phình, lồi) đĩa đệm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, cứng khớp, hạn chế hoặc mất khả năng vận động.
Các biện pháp điều trị phồng đĩa đệm
Tình trạng phồng (phình, lồi) đĩa đệm có thể tự lành lại khi không can thiệp điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp các cơn đau dai dẳng, âm ỉ bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh sử dụng các biện pháp hỗ trợ sau:
Phương pháp điều trị bảo tồn
Đây là phương pháp được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng dành cho người bệnh bị phồng đĩa đệm. Trong đó bao gồm các loại thuốc Tây Y hoặc Đông Y.
Các loại thuốc Tây Y thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị phồng (phình, lồi) đĩa đệm bao gồm:
- Thuốc giảm đau giúp cải thiện các cơn đau nhức ở thể nhẹ hoặc trung bình.
- Thuốc giảm đau kê đơn: Đây là các loại thuốc có tác dụng mạnh trong việc giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.
- Thuốc giãn cơ được kê theo đơn của bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp người bệnh bị co thắt cơ.
- Sử dụng phương pháp tiêm Corticosteroid giúp giảm đau và kháng viêm tức thời.
Các bài thuốc Đông Y với thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính đang là xu hướng điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Phương pháp xâm lấn bằng phẫu thuật
Đây là phương pháp can thiệp được bác sĩ chỉ định khi các cách điều trị bảo tồn không còn có hiệu quả hoặc người bệnh gặp phải các cơn đau nghiêm trọng. Ngoài ra người bệnh cần thực hiện phẫu thuật trong các trường hợp khẩn cấp hoặc khi các dây thần kinh phải chịu áp lực lớn. Phương pháp này tồn tại những rủi ro nhất định và có nguy cơ tái phát, vì vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn.
Bài viết trên đây cung cấp thông tin cho bạn đọc về chứng phồng đĩa đệm. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh sẽ hạn chế đến mức tối đa nguy cơ gặp phải các chứng bệnh xương khớp, cột sống nguy hiểm khác.