Bác sĩ Nghĩa Chia sẻ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì
Đĩa đệmThoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phác đồ chuyên sâu người bệnh cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến người mắc thoát vị đĩa đệm?
Hệ xương khớp dẻo dai không chỉ nhờ tập luyện hàng ngày mà còn cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tái tạo xương, sụn khớp, đĩa đệm,... Do đó việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là rất cần thiết.
Đối với người bệnh xương khớp nói chung và bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng canxi là chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà họ cần bổ sung. Bên cạnh đó thực phẩm chứa vitamin và các khoáng chất cũng cần có trong thực đơn. Bởi những chất này giúp hạn chế các tác động không tốt lên đĩa đệm, hỗ trợ tích cực cho việc điều trị. Đồng thời việc ăn uống khoa học cũng góp phần không nhỏ giúp giảm các cơn đau thoát vị, triệu chứng tê bì chân tay.
Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến 40% tình trạng bệnh lý và khả năng điều trị thành công các bệnh xương khớp. Vì vậy người bệnh thoát vị đĩa đệm cần có một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, tốt nhất nên xin ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Các nhóm thực phẩm có lợi cho hệ xương khớp cần được người bệnh thêm vào chế độ ăn bao gồm:
Nhóm thực phẩm giàu canxi
Canxi là chất quan trọng, góp phần cấu tạo nên hệ thống xương khớp của cơ thể con người. Canxi chiếm khoảng 2% trọng lượng của cơ thể, trong đó 99% tập trung chủ yếu trong răng và trong xương. 1% canxi còn lại tồn tại trong máu cùng các cơ quan khác.
Các loại thực phẩm giàu canxi người bệnh thoát vị nên ăn như sau:
- Các loại hạt: hạt điều, hạt chia, hạt vừng, hạt óc chó, hạt hạnh nhân,...
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,...
- Các loại cá biển như cá mòi, cá hồi, cá ngừ,...
- Các loại đậu
Bên cạnh việc tốt cho hệ thống xương khớp, canxi còn giúp có công dụng duy trì hoạt động của cơ bắp, tuần hoàn máu...
Nhóm thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể con người giúp hỗ trợ tái tạo các cơ quan ngay từ khi chúng ta còn nhỏ. Người bị thoát vị đĩa đệm cũng không thể không bổ sung thực phẩm có chứa Omega-3 trong khẩu phần ăn. Bạn có thể tìm thấy chúng trong:
- Các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá bơn, các loại dầu cá,...
- Hàu, cua, tôm
- Trứng cá hồi muối, trứng cá chuồn muối,...
- Hạt chia, hạt lanh, hạt óc chó, đậu nành
Các loại thực phẩm này giúp cơ thể phòng ngừa hiện tượng viêm khớp, từ đó giảm các cơn đau thoát vị, tình trạng tê nhức chân tay, tăng cường khả năng vận động.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin
Vitamin có công dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc khởi phát. Cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin vì vậy người bệnh cần bổ sung chất này nhờ sử dụng các thực phẩm chứa nhiều loại vitamin.
- Vitamin E (dầu ô liu, các loại ngũ cốc, bí, bơ, các loại hạt...) giúp giảm các cơn đau thoát vị, đồng thời giúp hệ miễn dịch trở nên khỏe mạnh.
- Vitamin C (cà chua, cam, quýt, kiwi...) hỗ trợ giảm đau hiệu quả và có tác dụng chống viêm.
- Vitamin D (nấm, dầu gan cá, trứng gà,...) có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi nuôi xương khớp.
Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ
Để phòng ngừa tình trạng thừa cân gây áp lực lên cột sống, người bệnh cần bổ sung một lượng thực phẩm giàu chất xơ phù hợp cho cơ thể để kiểm soát cân nặng và giúp làm sạch đường ruột. Chất xơ thường có trong các loại thực phẩm sau:
- Các loại trái cây: ổi, táo, lê, chuối, xoài,...
- Các loại rau củ: cải bắp, su hào, súp lơ, rau muống, cải thảo,...
- Cà chua
- Tôm, cua, cá, ngao, sò
Thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ xương khớp chế độ ăn của người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng cần hạn chế hoặc tránh xa các loại thực phẩm có hại. Một số thực phẩm bạn nên kiêng ăn khi mắc thoát vị đĩa đệm như sau:
- Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt cừu...) làm suy giảm lượng canxi có trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục xương khớp, thậm chí có thể khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
- Thực phẩm chiên xào, chế biến sẵn cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống của người bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm. Chúng khiến xương yếu đi, giảm lượng canxi và gia tăng các cơn đau.
- Đồ ăn cay nóng có thể khiến cơ thể gặp các cơn đau nhức nghiêm trọng hơn.
- Rượu bia, chất kích thích như thuốc lá tuyệt đối không nên sử dụng. Những chất này rất có hại cho cơ thể, đặc biệt khiến hàm lượng canxi và khoáng chất giảm sút, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Một số món ăn tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Ngoài các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể thực hiện các món ăn sau để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho việc hồi phục bệnh nhanh chóng hơn. Các món ăn tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm:
- Cháo đậu xanh hạt sen
- Canh xương ống hầm nấu bí
Trên đây là những thông tin hữu ích về thực phẩm và các món ăn tốt cho xương khớp. Đặc biệt bài viết đã giải đáp cho người đọc thắc mắc thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì. Hãy lưu lại ngay những điều trên vào sổ tay của mình để có thể “chiến thắng” căn bệnh thoát vị đĩa đệm và chia sẻ cho mọi người cùng biết. Chúc các bạn sức khỏe.
THEO : Xuongkhoptmd