
7 Bài tập yoga giảm đau thần kinh tọa dễ áp dụng (có hình ảnh)
Đau thần kinh tọaĐau thần kinh tọa là triệu chứng đau do dây thần kinh tọa bị chèn ép. Dây thần kinh này chịu trách nhiệm kiểm soát các cơ phía sau đầu gối và phần dưới của chân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối tủy sống với cơ bắp chân và bàn chân.
Tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng để kiểm soát cơn đau đồng thời phục hồi chức năng. Dưới đây là một số bài tập đau thần kinh tọa bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Trước khi bắt tay vào tập thì bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây
- Thực hiện các bài tập khởi động nhẹ nhàng để cơ thể làm quen dần với cường độ tập luyện, các khớp linh hoạt hơn và hạn chế nguy cơ chấn thương
- Biến các bài tập này trở thành thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày của bạn
- Nên tập trong không gian yên tĩnh, thoáng mát, không khí trong lành
- Mặc quần áo rộng rãi, thỏa mái
- Có thể mở nhạc nghe để cảm thấy thư giãn, tinh thần phấn chấn hơn trong quá trình tập luyện
Bài tập đau thần kinh tọa trong tư thế nằm
Dưới đây là tất cả các bài tập cho người bị đau thần kinh tọa thực hiện trong tư thế nằm. Vì vậy bạn nên chuẩn bị một tấm thảm tập yoga hoặc chăn trên một bề mặt phẳng. Bắt đầu tập thôi nào.
Bài tập 1
- Nằm ngửa, gập đầu gối.
- Nâng chân phải lên và đặt mắt cá chân phải trên đùi trái
- Vòng tay quanh mặt sau của đùi trái và kéo nó về phía cơ thể của bạn
- Không ngẩng đầu lên khỏi mặt đất
- Giữ nguyên vị trí này trong ít nhất 30 giây
- Lặp lại bài tập này 2-3 lần mỗi chân

Bài tập 2
- Để thực hiện bài tập chữa đau thần kinh tọa này bạn cần nằm ngửa
- Đưa 2 tay dọc theo cơ thể
- Cong đầu gối và nâng chân lên, gót chân cách mặt sàn khoảng 20 cm
- Nâng và hạ chân lên xuống 5 lần

Bài tập 3
- Đối với bài tập cuối cùng trong loạt bài tập thể dục cho người bị đau thần kinh tọa ở tư thế nằm này, bạn sẽ cần một quả bóng tennis
- Lấy bóng và nằm xuống với nó đặt trên mông
- Nhẹ nhàng di chuyển để tìm điểm bị đau ở trên mông
- Sau khi xác định được điểm này, bạn có thể cẩn thận ấn vào đó trong 30 đến 60 giây, thư giãn cơ thể bằng cách tiếp xúc với quả bóng
- Lăn bóng lên xuống tại vị trí này
- Sau đó đi đến các điểm đau tiếp theo
- Tránh khu vực cột sống trong khi lăn và dừng lăn nếu cảm thấy bị đau nhói
- Lặp lại bài tập này 1 hoặc 2 lần một ngày trong 5 hoặc 10 phút.

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ, chạy bộ và chơi thể thao được không?
Bài tập đau thần kinh tọa trong tư thế ngồi
Bài tập 1
- Ngồi trên sàn, uốn cong chân, giữ trước mặt
- Dựa vào chân trái, di chuyển chân phải để nghỉ trên đùi trái với chân vẫn uống cong
- Duỗi thẳng cánh tay phải và hạ xuống
- Cong cánh tay trái đến chiều cao khuỷu tay và đặt trên đầu gối phải
- Nhẹ nhàng quay đầu và cơ thể sang phải
- Giữ vị trí này trong vòng 30 giây
- Lặp lại bài tập này với chân trái
Bài tập 2
- Đối với bài tập giảm đau thần kinh tọa này bạn sẽ cần 1 chiếc ghế
- Ngồi trên ghế
- Đặt mắt cá chân trái lên đầu gối chân phải
- Cẩn thận nghiêng về phía trước, giữ thẳng lưng mà không cúi xuống
- Giữ vị trí này trong 10 nhịp thở. Lặp lại bài tập 5 lần cho mỗi chân.

Bài tập đau thần kinh tọa trong tư thế đứng
Bài tập 1
- Đặt một chân trên một bề mặt cao hơn
- Chân và ngón chân phải thẳng
- Nhẹ nhàng duỗi chân càng gần càng tốt cho đến khi bạn cảm thấy căng ở đùi
- Cố gắng không nâng đùi của chân lên cao hơn khi bạn kéo giãn
- Giữ vị trí này trong 30 giây. Lặp lại bài tập này 2 đến 3 lần trên mỗi chân.

Bài tập 2
- Cong chân trái của bạn và đặt nó trên một bề mặt cao hơn
- Bước một bước nhỏ về phía sau bằng chân phải
- Nhẹ nhàng duỗi về phía chân cong càng gần càng tốt
- Giữ nhịp thở, lặp lại bài tập nhiều lần bằng cả hai chân.
Lợi ích của các bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa
Giãn gân kheo đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau thần kinh tọa. Nếu nguyên nhân gây đau là do thoát vị đĩa đệm hoặc đĩa đệm bị viêm thì một bài tập yoga sẽ giúp cản chỉnh, kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho phần lưng dưới. Yoga có thể giúp bạn kiểm soát và giảm các vấn đề thoát vị
Đau thần kinh tọa có tập thể dục được không?
Các cơn đau thần kinh tọa thường bắt đầu từ lưng dưới, qua mông và mặt sau của chân sau đó đến đầu ngón chân cái. Đau thường đi kèm với cảm giác ngứa ran, tê. Cơn đau thường khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động.
Thông thường, việc nghỉ ngơi dài ngày không được khuyến khích ngoại trừ các cơn đau cấp tính ảnh hưởng đến vận động. Nên giảm cường độ vận động trong những ngày đầu khởi phát cơn đau sau đó từ từ bắt đầu vận động như bình thường
Bạn nên tránh nâng vật nặng hoặc vặn lưng trong 6 tuần đầu sau cơn đau thần kinh tọa. Tập thể dục nên bắt đầu 2-3 tuần sau khi giảm đau. Nên tập các bài tập để tăng cường cơ bụng và cải thiện tính linh hoạt của cột sống.
Như vậy đau thần kinh tọa vận nên tập thể dục tuy nhiên bạn không nên tập khi cơn đau đang khởi phát. Nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình hình sức khỏe.
Một số mẹo để giảm đau thần kinh tọa hiệu quả
Không chỉ có tập thể dục mới có thể làm giảm đau, một số mẹo dưới đây bạn cũng có thể áp dụng để cải thiện tình trạng này.
- Không nâng vật nặng
- Chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt hơn
- Không mang giày cao gót
- Cố gắng duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Từ bỏ một số thói quen xấu gây ảnh hưởng đến xương khớp
- Ngồi đúng tư thế
- Lựa chọn đệm nằm có độ cứng trung bình
- Trước khi thực hiện bất cứ hoạt động thể thao nào bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện các bài tập khởi động kỹ lưỡng để tránh chấn thương trong quá trình tập luyện
Trên đây là một số bài tập đau thần kinh tọa bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Hãy chăm chỉ và kiên trì luyện tập để có sức khỏe xương khớp tốt, giảm đau nhanh và giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/back-pain/sciatic-stretches
https://www.nhs.uk/live-well/exercise/exercises-for-sciatica/