Dây thần kinh tọa là gì và hiện tượng chèn ép NGUY HIỂM 2020

Đau thần kinh tọa


Đau thần kinh tọa là căn bệnh có liên quan chặt chẽ đến dây thần kinh tọa. Khi dây thần kinh tọa có vấn đề, người bệnh sẽ phải gánh chịu những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội và làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận động. Vậy dây thần kinh là gì? chức năng và giải phẫu dây thần kinh tọa ra sao?


Dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa vốn được cấu thành từ một đám rối ở xương. Về bản chất, dây thần kinh tọa vốn là sự kết hợp bởi hệ thống các rễ dây thần kinh. Thông thường, dây thần kinh tọa được bắt nguồn ở phần dưới của lưng, kéo qua phía sau của chân và kéo đến gót chân.

Trong số các dây thần kinh thì dây thần kinh tọa có độ dài nhất. Chúng có chức năng điều chỉnh cảm giác, điều khiển các hoạt động ở cơ chân và giúp chân thực hiện các động tác một cách linh hoạt. Dây thần kinh tọa có những đặc điểm riêng về mặt cấu trúc cũng như sở hữu nhiều chức năng riêng biệt.

dây thần kinh tọa là gì


Giải phẫu dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa được cấu tạo bởi những rễ thần kinh là rễ thần kinh thắt lưng số 4, số 5, dây cung số 1,2,3.

Vị trí của dây thần kinh tọa được xác định như sau:

  • Ở khung chậu nhỏ: Dây thần kinh nằm ở vị trí phía trước của cơ lề và chui xuống phía dưới của cơ lên thông qua một lỗ mẻ hông to vào trong mông.
  • Ở trong khung chậu: Nằm ở phía trước của các khớp có trong chậu. Khi ra khỏi khung xương chậu, các dây thần kinh tọa sẽ đi qua mấu chuyển của phần xương đùi.
  • Khi đi xuống vùng dưới đùi, dây thần kinh sẽ nằm ở vị trí chéo dọc ở mặt sau của đùi lan sang vùng khoeo chân và chia làm 2 nhánh. Đó là dây thần kinh khoeo trong và dây thần kinh khoeo ngoài.
  • Dây thần kinh khoeo ngoài: Chạy xuống phần cẳng chân và xen lẫn ở 2 lớp cơ của chân sau đến phần mắt cá chân bên trong. Sau đó chui xuống mặt sau của các gân gấp.
  • Dây thần kinh khoeo trong: Chạy dọc xuống phần mu của bàn chân và đi đến phần cuối cùng của đốt ngón chân cái.

Hai nhánh của dây thần kinh khoeo trong và khoeo ngoài khi đi đến phần đỉnh trám thì được chia làm hai. 

Chức năng của dây thần kinh tọa

Như phần trên đã nói thì dây thần kinh tọa giữ vai trò điều khiển hoạt động ở các chân, giúp các khớp cử động và xoay chuyển linh hoạt. Nhờ đó mà chúng ta có thể thực hiện các động tác như đá chân, co duỗi đầu gối, xoay vùng cổ chân, đi đứng, gấp duỗi vùng háng… Không chỉ vậy, chúng còn chi phối cảm giác ở 2 bên chân. 

Mỗi một phân nhánh của dây thần kinh thường sẽ đảm nhận những vai trò riêng biệt. Cụ thể như sau:

  • Dây thần kinh khoeo trong: Hay còn có tên gọi khác là dây thần kinh chày. Chức năng của dây thần kinh này đó là điều chỉnh hoạt động và tăng cường khả năng vận động ở các cơ thuộc vùng chân sau. Cụ thể như gập cả ngón chân, duỗi bàn chân… Không chỉ vậy, chúng còn chi phối, điều khiển cảm giác ở các vị trí như phần ngoài của bàn chân, mặt sau của chân hoặc phía sau của đùi…
  • Dây thần kinh khoeo ngoài: Hay còn có tên gọi khác là dây thần kinh mác chung. Dây thần kinh khoeo ngoài giữ vai trò điều khiển hoạt động các cơ ở vùng cẳng chân ngoài và cẳng trước. Những vị trí mà dây thần kinh này hay chi phối đến cảm giác đó là các ngón chân, phía mặt ngoài của cẳng chân, sau đùi...

Dây thần kinh tọa giữ vai trò rất quan trọng đối cơ thể. Chúng không chỉ quyết định đến khả năng vận động mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe hàng ngày của chúng ta. Một khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề như tổn thương dây thần kinh tọa, đau thần kinh tọa… Từ đó sẽ khiến cho quá trình vận động và đi lại của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, chúng còn đánh mất đi những cảm giác ở các chi một cách đáng kể.

Chèn ép dây thần kinh tọa gây ảnh hưởng gì?

Bệnh đau thần kinh tọa nếu không được điều trị một cách kịp thời và triệt để sẽ gây ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sức khỏe. Thông thường, một số biến chứng khi người bệnh bị chèn ép dây thần kinh tọa đó là:

  • Xuất hiện các cơn đau dai dẳng: Khi dây thần kinh tọa chèn ép lên các cơ, bạn sẽ phải gánh chịu những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Cơ thể lúc này sẽ không thể vận động và đi lại như bình thường. Đặc biệt, tần suất và mức độ các cơn đau sẽ bị tăng lên khi vận động mạnh.
  • Vùng cột sống bị căng cứng: Tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi người bệnh thức giấc. Đối với họ, cảm giác này như là một cực hình vô cùng khó chịu. Toàn bộ phần lưng  của người bệnh bị căng tức và không thể ngồi dậy ngay lập tức. Bạn phải mất một thời gian thì mới thấy các cơn đau thuyên giảm dần.
  • Cơ bị teo: Chính bởi dây thần kinh gây nên các cơn đau cục bộ nên bệnh nhân lúc này thường có tâm lý ngại vận động. Khi cơ thể không được vận động một cách bình thường, các chất dinh dưỡng sẽ không thể đi xuống vùng chân bị đau. Từ đó gây ra vấn đề teo cơ và chuột rút.
  • Không thể vận động bình thường: Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra khi dây thần kinh tọa chèn ép lên các cơ. Lúc này, phần chân ở dưới sẽ bị mất hết sức lực, người bệnh không thể đi đứng, sinh hoạt như bình thường.
  • Liệt nửa phần người: Nếu tình trạng chèn ép dây thần kinh tọa không được điều trị một cách kịp thời và triệt để, người bệnh sẽ dễ có nguy cơ bị liệt phần nửa người. Nguyên nhân là do các dây thần kinh đã bị hư tổn vĩnh viễn và không thể phục hồi lại như ban đầu.


Dây thần kinh tọa là gì? Chức năng và giải phẫu dây thần kinh tọa ra sao, vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua bài viết trên. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc liên quan đến dây thần kinh tọa, quý độc giả hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé!


Bài viết liên quan

Tư vấn cho tôi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form