Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì và 6 tác hại cần biết

Cột sống

Gai cột sống thắt lưng là một trong các bệnh lý về xương khớp thường gặp. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như cuộc sống thường ngày của người bệnh. Vậy, gai cột sống thắt lưng mắc phải do đâu? Bệnh gây ra tác hại như thế nào, phòng ngừa, điều trị ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì? Nguyên nhân mắc bệnh

Như chúng ta đã biết, hệ thống cơ xương khớp của cơ thể người khỏe mạnh, dẻo dai nhất ở độ tuổi trưởng thành. Càng cao tuổi, các khớp đốt sống càng nhanh bị lão hóa, các mô cơ giữa các khớp dần bị bào mòn. Bệnh lý về xương khớp thường mắc phải khi bước vào vào trung niên, bệnh gai cột sống thắt lưng cũng vậy.


Gai cột sống thắt lưng xảy ra khi các đốt sống bị bào mòn theo tuổi tác và thói quen sinh hoạt thường ngày. Ở giai đoạn đầu, căn bệnh này ít được phát hiện bởi các biểu hiện của chúng gây ra không nhiều, người bệnh vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường. Do đó, căn bệnh này thường chỉ được phát hiện khi chiếu chụp X- quang hoặc chụp MRI.


Bệnh gai cột sống thường xảy ở cột sống thắt lưng. Các mỏm gai hình thành tại đây ban đầu không gây ra nhiều ảnh hưởng đến thể trạng. Theo sự phát triển của bệnh, các mỏm gai này sẽ lớn dần lên, gây ra cảm giác đau nhức, khó vận động, tê liệt cơ thể và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho rễ thần kinh và tủy sống của cơ thể.

Nguyên nhân mắc bệnh gai cột sống thắt lưng

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh gai cột sống thắt lưng, trong đó các nguyên nhân chủ yếu nhất thường là:

  • Người bệnh bị viêm khớp cột sống dạng mãn tính làm ảnh hưởng đến chức năng của phần sụn đốt sống. Tình trạng này kéo dài khiến lớp sụn này dần bị mài mòn, mất độ đàn hồi, không thực hiện tốt chức năng làm mô đệm khiến 2 đầu khớp cọ xát trực tiếp với nhau, dẫn đến bệnh gai cột sống.
  • Canxi lắng đọng do tuổi tác: Càng lớn tuổi lượng canxi bị lắng đọng lại ngày càng nhiều ở các phần đĩa sụn. Xương đốt sống và các dây chằng bị giảm đi lượng nước cần thiết dẫn đến tình trạng canxi hóa phần sụn khớp.
  • Mắc bệnh do các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, làm việc. Ngoài ra, thường xuyên bưng bê vật nặng, làm việc quá sức, cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống thắt lưng khi bước vào độ tuổi trung niên.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bạn có thể kiểm tra, phát hiện sớm bệnh gai cột sống thắt lưng qua các biểu hiện như:

  • Vùng thắt lưng thường xuyên đau nhức do ảnh hưởng của các gai cột sống mọc dài ra.
  • Vùng lưng dưới mỏi, cứng, khó khăn khi cử động, cơn đau dữ dội khiến người bệnh di chuyển khó khăn.
  • Cảm giác mất thăng bằng cơ thể, đứng lên, ngồi xuống và khi xoay lưng rất đau khiến cho người bệnh dần lười vận động.
  • Theo diễn tiến của bệnh, người bệnh dần cảm thấy mất cảm giác 2 chi dưới, thường xuyên bị tê bì chân, đặc biệt là phần bàn chân.
  • Khó khăn khi tiểu tiện, không thể tự điều khiển hoạt động tiểu tiện của mình.

Tác hại của bệnh gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng là căn bệnh xảy ra với hệ vận động của cơ thể người. Do đó, nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quả lao động suy giảm, khó khăn trong vận động hàng ngày.
  • Dẫn đến các bệnh lý khác như: thoát vị địa đệm, đau thần kinh tọa.
  • Trong các trường hợp tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh mất tự chủ trong nhận thức, tiểu tiện mất kiểm soát,..
  • Dẫn đến gù lưng, cong vẹo cột sống,...
  • Khi bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, tiểu tiện mất tự chủ, rối loạn khả năng phản xạ.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn sụt cân,...

Biện pháp điều trị gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng hiện đang được điều trị bằng các phương pháp chủ yếu là tập vật lý trị liệu, sử dụng thuốc Tây y hoặc điều trị bằng các bài thuốc Đông y vừa tiến hành điều trị, vừa cải thiện, nâng cao thể trạng.


Cách điều trị bằng bài tập vật lý trị liệu

Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập dưới đây:

Bài tập 1: 

  • Nằm ngửa trên mặt phẳng, lưng áp sát xuống sàn nhà, tay chân duỗi thẳng, cơ thể thả lỏng tự nhiên.
  • Từ từ co hai chân lên dần áp sát vào ngực, hai tay ôm đầu gối giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây rồi từ từ hạ xuống.
  • Đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu và lặp lại động tác 10 lần trong mỗi lần tập.


Bài tập 2:

  • Nằm ngửa thả lỏng cơ thể trên mặt phẳng sàn nhà
  • Chân chống góc 90 độ, lưng và hông nâng cao lên khỏi sàn nhà và giữ tư thế này trong khoảng 5 giây.
  • Từ từ hạ cơ thể về tư thế ban đầu, mỗi lần tập lặp lại động tác khoảng 20 lần.


Người bị gai cột sống thắt lưng kiên trì tập vật lý trị liệu mỗi ngày 3-4 lần, các triệu chứng đau nhức, khó chịu của căn bệnh này sẽ dần được cải thiện.

Điều trị gai cột sống thắt lưng bằng thuốc Tây

Thuốc Tây y thường được chỉ định trong trường hợp gai cột sống thắt lưng gây ra các cơn đau nhức dữ dội cho người bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm, phổ biến là paracetamol, thuốc nhóm Corticoid và vitamin nhóm B,…Các loại thuốc này có thể sử dụng dạng viên nén, dạng tiêm, thuốc bôi hoặc dạng nước tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Sử dụng thuốc Đông y - dứt điểm bệnh gai cột sống

Thuốc Đông y điều trị gai cột sống thắt lưng từ nguyên nhân gây bệnh, tức là củng cố, bồi bổ cơ thể. Nhằm cải thiện chức năng của mô sụn, lớp đệm giữa hai đầu đốt sống để tăng ma sát cần thiết cho cột sống. Nhờ vậy các cơn đau sẽ giảm dần, mang lại hiệu quả lâu dài, ít tái phát.


Bạn có thể sử dụng lá lốt hoặc lá ngải cứu sắc lên lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc sẽ mang lại hiệu quả rất tốt cho người bệnh.


Nếu bạn không có thời gian chuẩn bị thuốc hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm dược liệu thì có thể mua thuốc Đông y được bào chế đóng gói sẵn để thay thế. Đây là cách điều trị và phòng ngừa bệnh gai cột sống thắt lưng đơn giản, tiện lợi và phù hợp với nhiều đối tượng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống

Gai cột sống thắt lưng là bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên nếu nâng cao kiến thức phòng ngừa bệnh thì chúng ta có thể giảm thiểu đối đa nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, mọi người cần thực hiện tốt các khuyến cáo dưới đây:

  • Chú ý ngồi đúng tư thế khi làm việc, nghỉ ngơi, không ngồi lâu một chỗ
  • Hạn chế bưng bê, mang vác vật nặng
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực bổ sung rau xanh và chất xơ cho cơ thể.
  • Nằm ngủ đúng tư thế, không nên sử dụng đệm quá cứng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cơ thể dẻo dai, săn chắc, chống lại các nguy cơ bệnh tật.


Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh gai cột sống thắt lưng và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Hy vọng đã mang đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Theo : Xuongkhoptmd


Bài viết liên quan

Tư vấn cho tôi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form