Thoái hóa cột sống là gì chẩn đoán triệu chứng nhanh 2020

Cột sống

Thoái hóa cột sống là một trong số các bệnh liên quan đến xương khớp rất phổ biến hiện nay. Bệnh thường gây ra những cơn đau âm ỉ và làm hạn chế đáng kể khả năng vận động của con người. Tuy nhiên, ít ai lại hiểu rõ những đặc điểm của căn bệnh này. Vậy thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh ra sao?


Bệnh thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là hệ quả của quá trình lão hóa diễn ra trong cơ thể con người. Bệnh diễn biến rất âm thầm và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, bệnh nhân sẽ đánh mất đi khả năng vận động và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.


Biểu hiện bệnh lý của thoái hóa cột sống là sụn khớp bị biến đổi hình thái, lớp đĩa đệm bị bào mòn và mất hết nước. Các cơ khớp từ đó cũng dần mất đi tính linh hoạt và nhanh nhạy.


Thông thường, bệnh thoái hóa cột sống bao gồm hai dạng chủ yếu là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống vùng thắt lưng. Căn bệnh được phân ra thành các loại tùy theo vị trí của khu vực bị ảnh hưởng như: Viêm thoái hóa ở các mỏm khớp, thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm, thoái hóa vùng thân của đốt sống...

Bệnh thoái hóa cột sống là gì


Triệu chứng thoái hóa cột sống


Thoái hóa cột sống cổ


Những dấu hiệu của thoái hóa cột sống cổ thường rất khó phát hiện bởi chúng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cơ xương khớp khác. Phải đến khi vùng cố xuất hiện các cơn đau nhức dữ dội, người bệnh đi khám thì bệnh đã trở nên trầm trọng. Lúc này, các triệu chứng điển hình của căn bệnh sẽ là:


  • Xuất hiện tình trạng đau nhức, đau nhói vùng cổ khi vừa mới ngủ dậy hoặc khi thời tiết trở lạnh. Đặc biệt, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn khi vận động hoặc xoay cổ. Các cơn đau có thể ập đến một cách bất ngờ và không thể lường trước được. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng vài giờ, thậm chí lên đến cả vài ngày. Không chỉ đau nhức vùng cổ, bệnh nhân còn bị đau ở vùng cánh tay và bả vai. Từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cầm nắm bình thường.
  • Cổ bị sái, vẹo sang một bên. Các cơn đau còn lan sang vùng trán, vùng chẩm và vùng phía đầu.
  • Bả vai bị liệt, tê yếu. Phần bàn tay, ngón tay, cánh tay bị mất hết cảm giác.
  • Chóng mặt, đau đầu, nấc cụt. (Thường xuất hiện khi người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ C1-C2).
  • Xuất hiện luồng điện chạy từ phần cổ xuống vùng xương sống và lan sang phần ngón tay, ngón chân, khắp cả bàn chân. Đặc biệt nhất là khi người bệnh cúi đầu về đằng trước.


Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng


Ở một số trường hợp, tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng có thể diễn ra trong một thời gian rất lâu hoặc có thể sẽ bị biến mất chỉ sau một vài ngày. Thậm chí, chỉ cần một cử động đột ngột là đã khiến cho các cơn đau xuất hiện. 


Những triệu chứng đơn thuần: Khớp cứng, cơn đau bị tăng lên khi bỗng nhiên cử động sau một thời gian không hoạt động như ngồi quá nhiều. Một số triệu chứng nặng hơn đó là:


  • Chân và tay yếu dần. Mặt khác, sự phối hợp giữa hai bộ phận này cũng trở nên kém hơn so với bình thường.
  • Các cơ bị đau và cơ thắt.
  • Đau choáng đầu.
  • Gặp nhiều khó khăn khi đi lại, mất thăng bằng.
  • Ruột và bàng quan bị mất kiểm soát.



Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này. 


  • Do quá trình lão hóa: Theo thời gian, quá trình lão hóa ở cơ thể diễn ra càng nhanh, kéo theo đó là tình trạng thoái hóa vùng cột sống. Đặc biệt là sau độ tuổi 30, quá trình này diễn ra ngày càng rõ rệt hơn. Lúc này, dưới ảnh hưởng của tuổi tác cũng như các yếu tố ngoại lực bên ngoài, vùng cột sống sẽ bị yếu dần đi và dễ dẫn đến nguy cơ bị thoái hóa vùng cột sống. 
  • Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người đã từng bị thoái hóa cột sống thì có khả năng cao bạn cũng sẽ mắc phải bệnh lý này. Khi gặp những tác động ngoại sinh và nội sinh thì cột sống sẽ bị tổn thương một cách trầm trọng.
  • Do bị chấn thương: Những hoạt động mạnh như chơi thể thao, tai nạn lao động hay tai nạn nghề nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến vùng cột sống lưng. Từ đó làm ảnh hưởng đáng kể đến vùng cột sống.
  • Do một số thói quen sinh hoạt không tốt: Thói quen dùng đầu kẹp điện thoại, bê vác các vật nặng, gập cổ, ngồi gù lưng là những nguyên nhân làm tăng thêm mức độ trầm trọng của căn bệnh thoái hóa vùng cột sống.
  • Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm nhiều muối, protein, photpho… sẽ khiến cho vùng cột sống của bạn bị bào mòn dần. Thêm vào đó là thói quen uống nhiều bia rượu, nước ngọt, hút thuốc lá quá nhiều cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của vùng cột sống.
  • Một số nguyên nhân khác: Do dị tật bẩm sinh, u vùng cột sống, rối loạn sự chuyển hóa, thói quen lười vận động, viêm vùng đĩa đệm, béo phì, thừa cân...



Chẩn đoán thoái hóa cột sống


Để chẩn đoán thoái hóa cột sống, các bác sĩ sẽ tiến hành một trong hai cách chẩn đoán như sau:


  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ dùng tay nắn vào vùng cổ và thắt lưng bị tổn thương. Lúc này, các mô xương sẽ bị lồi lên và người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói khi tay ấn vào. 


  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: 


  • Chụp X - Quang: Bằng việc chụp X Quang, các bác sĩ sẽ phát hiện được các biểu hiện bất thường ở vùng cột sống. Đó có thể là đánh mất đường cong sinh lý, thoái hóa các gai xương, chiều cao vùng thân đốt sống bị sụt giảm, lỗ liên hợp bị hẹp, bị đặc xương ở dưới sụn...
  • Chụp cắt lớp vi tính: Mục đích nhằm đánh giá mức độ tổn thương của các xương và sự vôi hóa dây chằng. Mặc dù vậy, phương pháp này hoàn toàn không phù hợp dành cho những người bị tổn thương ở tủy cổ và đĩa đệm.
  • Chụp MRI: Việc chụp MRI nhằm khảo sát, đánh giá về cột sống một cách toàn diện và đầy đủ. Bằng việc áp dụng chụp MRI, các bác sĩ sẽ nhận biết được thực trạng của các đĩa đệm (Thoát vị hay phình, xẹp hay thoái hóa), tình trạng của các dây thần kinh và tủy ở cổ...


Thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không?


Hiện nay, thoái hóa cột sống là căn bệnh chưa có loại thuốc nào giúp điều trị bệnh một cách dứt điểm. Bởi lẽ, theo như nhận định của nhiều chuyên gia cho biết thì thoái hóa cột sống là  căn bệnh có tính quy luật nên khả năng tái phát lại sẽ rất cao. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có khả năng thuyên giảm. Lúc này, các cơn đau nhức vùng cột sống sẽ giảm dần và quá trình thoái hóa sẽ diễn ra chậm hơn. Từ đó sẽ  làm hạn chế đáng kể tình trạng thoái hóa, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế và phải phẫu thuật.


Ngoài ra, hiệu quả điều trị căn bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và kiêng cữ của người bệnh. Chính vì vậy, nếu như bạn vừa điều trị bệnh, vừa rèn luyện thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì tình hình bệnh sẽ trở nên cải thiện hơn.

Điều trị thoái hóa cột sống baăngằng các cách sau


Sử dụng các loại thuốc Tây y


Nhiều người bị thoái hóa cột sống chọn lựa sử dụng các loại thuốc Tây bởi chúng có ưu điểm là giúp giảm đau nhanh chóng và tức thời. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như thể trạng người bệnh mà các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc giúp điều trị thoái hóa cột sống hay được sử dụng nhiều nhất đó là:


  • Thuốc làm giảm đau: Điển nhất nhất là Paracetamol.
  • Các loại thuốc bôi ngoài da: Voltaren Emulgel, Profenid gel…
  • Thuốc làm giãn cơ: Myonal, Mydocalm…
  • Thuốc chứa Corticoid.
  • Thuốc dùng để tiêm ngoài màng cứng.


Sử dụng vật lý trị liệu


Sử dụng vật lý trị liệu là một phương pháp không dùng đến thuốc Tây. Chính vì vậy, người bệnh không cần phải quá lo ngại về những tác dụng phụ như thuốc tác động đến cơ thể. Các bài tập vật lý trị liệu giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, đồng thời làm giảm đáng kể sự chèn ép lên các rễ của dây thần kinh. 


Một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến nhất là siêu âm, xoa bóp, châm cứu, kéo giãn vùng cột sống...


Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống


Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng khi các cách chữa khác đều không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải một số tình trạng như:


  • Hệ thống các dây thần kinh bị chèn ép.
  • Thoái vị đĩa đệm xuất hiện cùng lúc với thoái hóa cột sống.
  • Xuất hiện các cơn đau vùng thần kinh tọa.
  • Bàng quang và ruột mất kiểm soát.


Sử dụng các bài thuốc dân gian


Dùng các vị thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống thường mang đến hiệu quả an toàn, lành tính. Mặt khác, nguyên liệu chữa bệnh thường rất dễ kiếm và có chi phí khá rẻ. Chính vì vậy nên mọi đối tượng có thể áp dụng cách chữa này. Một số bài thuốc dân gian phổ biến mà bạn có thể áp dụng để điều trị thoái hóa cột sống như:


  • Lá lốt: Lấy 20g lá lốt đem đi rửa thật sạch rồi cho vào nồi sắc nước. Chia phần nước vừa sắc được và uống nhiều lần trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc lá lốt một thời gian, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.
  • Bài thuốc từ cây đau xương: Chuẩn bị một lượng rượu và dây đau xương vừa đủ. Sau đó rửa sạch dây đau xương và đem đi giã nát và ngâm với rượu. Sau đó, bạn cho hỗn hợp đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị tổn thương.
  • Bài thuốc từ cây ngải cứu: Lấy khoảng 200g ngải cứu xanh, sau đó đem đi ngâm và rửa thật sạch để ép nước. Sau đó, bạn cho thêm 2 đến 3 thìa mật ong vào nước ngải cứu và khuấy thật đều để dùng trực tiếp.
  • Bài thuốc từ củ gừng tươi: Chuẩn bị hành tím, gừng tươi mỗi loại 1 củ, 30g bột mì. Rửa sạch hành và gừng tươi, sau đó giã cho thật nát và đem trộn với bột mì. Tiếp theo đó, bạn cho hỗn hợp vào trong chảo, đảo lên cho thật nóng và bọc vào trong một miếng vải nhỏ để chườm lên vùng xương đang bị đau nhức.


Dùng các vị thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống chỉ phù hợp cho những đối tượng có biểu hiện bệnh lý nhẹ. Mặt khác, bạn cần phải rất kiên trì mới thấy được hiệu quả điều trị. Chính vì vậy, nếu như bạn mong muốn các cơn đau do thoái hóa cột sống sẽ chấm dứt hoàn toàn khi áp dụng phương pháp nà thì đó là điều không thể.


Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống


  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D và canxi như phomat, các sản phẩm từ sữa, súp lơ, cá hồi, thịt, ngũ cốc, cá, nấm, trứng…
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo và tinh bột để tránh tình trạng thừa cân, béo phì, làm tăng áp lực lên hệ xương khớp. Trọng lượng cơ thể bị tăng, các khớp xương sẽ gánh chịu áp lực và làm tăng thêm mức độ trầm trọng của căn bệnh.
  • Không nên làm những công việc nặng nhọc như bốc vác, bê hàng. Đồng thời nên rèn luyện thói quen làm việc đúng tư thế để vùng cột sống không phải chịu sự tổn thương.
  • Nên đứng lên đi lại vận động và tập một số động tác đơn giản sau một khoảng thời gian dài khi ngồi quá nhiều. 
  • Tăng cường tập luyện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, aerobic. 
  • Cần thay đổi linh hoạt các tư thế khi ngủ, nên sử dụng loại gối có độ mềm và chiều cao vừa phải để phòng ngừa nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ.


Những thông tin về căn bệnh thoái hóa cột sống đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua bài viết trên. Mỗi chúng ta hãy có ý thức phòng bệnh và chữa bệnh ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu. Đây là yếu tố quan trọng để tình trạng thoái hóa cột sống không trở nên trầm trọng và làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân. Chúc bạn chữa bệnh thành công!


Bài viết liên quan

Tư vấn cho tôi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form