[Cập nhật mới 2020] Vôi hóa cột sống là gì và có chữa được không ?
Cột sốngVôi hóa cột sống là một bệnh lý xương khớp không khó chữa nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên nếu không được can thiệp kịp thời bệnh sẽ tiến triển xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu chi tiết về chứng bệnh này trong bài viết ngay sau đây.
Bệnh vôi hóa cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống là tình trạng các dây chằng bám vào thân đốt sống hay còn được hiểu là các mấu gai, mấu ngang của cột sống bị lắng đọng canxi. Từ đó khiến các dây thần kinh và mạch máu khu vực cột sống bị chèn ép khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, gặp khó khăn trong vận động. Bệnh vôi hóa cột sống có nhiều điểm tương đồng với bệnh gai cột sống. Vì vậy mà để có phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh cần đến thăm khám và chẩn trị bệnh tại các cơ sở y tế được cấp phép.
Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh lý này cao hơn các đối tượng khác do quá trình xương khớp bị lão hóa tự nhiên. Ngoài ra tình trạng viêm nhiễm hoặc dây chằng cột sống bị chèn ép cũng tạo điều kiện cho vôi hóa cột sống khởi phát.
Người bệnh sẽ gặp tình trạng vôi hóa cột sống ở hai vị trí là cổ và thắt lưng, cụ thể:
- Vôi hóa cột sống cổ: Vùng cổ chịu áp lực của vùng đầu và các hoạt động của cổ như ngửa, gập, cúi, xoay và cúi đầu.
- Vôi hóa cột sống thắt lưng: Sức nặng của phần cơ thể phía trên tạo sự chèn ép lên phần thắt lưng, đặc biệt là khi người bệnh mang vác vật nặng, đứng ngồi lâu,...
Nguyên nhân vôi hóa cột sống
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh vôi hóa cột sống khởi phát gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Một trong số đó phải kể đến các lý do chính sau đây:
- Quá trình lão hóa tự nhiên: Quá trình trao đổi chất ở người cao tuổi giảm, tình trạng thoái hóa tế bào tăng.
- Cột sống bị chấn thương: Phụ thuộc vào mức độ của chấn thương mà các xương có khả năng phục hồi khác nhau. Trong quá trình đó có thể hình thành những biến đổi xung quanh đốt sống gây nên hiện tượng vôi hóa dẫn đến sự xuất hiện của gai xương.
- Hiện tượng lắng đọng canxi bất thường ở cột sống: Các dây chằng, gân bên cạnh các đốt sống tích tụ canxi có thể dưới dạng calcipyrophosphat, lâu dần hình thành gai xương.
- Hệ thống xương khớp không được máu cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thoái hóa khiến xương trở nên xốp.
- Ngồi lâu, không thường xuyên vận động, khớp xương bị chèn ép, lưu thông khí huyết không tốt, tế bào xương thiếu dần dinh dưỡng dẫn đến tình trạng vôi hóa cột sống.
Dấu hiệu vôi hóa cột sống
Triệu chứng đặc trưng của vôi hóa cột sống nằm ở chỗ các cơn đau tăng dần theo cấp độ và phạm vi vùng đau xuyên suốt diễn tiễn bệnh. Để có hướng thăm khám và điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả người bệnh có thể căn cứ vào những triệu chứng nhận biết sau đây của bệnh:
- Cơn đau vùng cổ hoặc thắt lưng (phụ thuộc vào vị trí cột sống bị vôi hóa). Vôi hóa cột sống làm hình thành các gai xương, chúng tiếp xúc cọ xát vào các cơ và rễ thần kinh khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội.
- Cột sống cổ và cột sống thắt lưng bị tê cứng, mất dần cảm giác, khó điều khiển các hoạt động động của cơ thể.
- Các cơn đau sẽ lan đến các chi khi tình trạng bệnh không được can thiệp kịp thời, chức năng vận động của các chi yếu dần. Lâu dần có thể khiến teo cơ và chân tay mất khả năng vận động.
- Ống tủy sống bị hẹp dẫn đến mất kiểm soát hoạt động đại tiểu tiện.
Vôi hóa cột sống có chữa được không?
Hiện nay chưa có nghiên cứu hay báo cáo khoa học nào khẳng định vôi hóa cột sống có thể chữa khỏi hoàn toàn cũng như chưa có loại thuốc nào trị khỏi căn bệnh này. Đồng nghĩa với việc không có bác sĩ, phương pháp điều trị nào khẳng định chữa khỏi 100% cho bệnh nhân vôi hóa cột sống.
Tuy nhiên nếu người bệnh tìm được loại thuốc hoặc phác đồ phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh và điều trị sớm thì khả năng vôi hóa cột sống bị đẩy lùi là rất cao.
Cách chữa bệnh vôi hóa cột sống
Bệnh vôi hóa cột sống không khó chữa nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Bệnh nhân cần đến các cơ sở Y tế uy tín được cấp phép để thăm khám và được chẩn trị bệnh chính xác nhất. Căn cứ vào tình trạng tiến triển của bệnh và phù hợp với cơ địa, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa bệnh vôi hóa cột sống phổ biến mang lại hiệu quả cao.
Điều trị vôi hóa bằng thuốc tây
- Thuốc giãn cơ (Metaxalone, Chlorzoxazone...) giúp làm giảm chứng co thắt cơ bắp, hỗ trợ an thần, giảm các tác động của cơn đau lên não bộ.
- Thuốc Glucosamine hỗ trợ cường sụn khớp và làm giảm các cơn đau do vôi hóa cột sống gây ra.
Chữa vôi hóa cột sống bằng thuốc nam
Thuốc Nam: Các bài thuốc nam dễ kiếm, dễ thực hiện và an toàn đối với người sử dụng, không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc sau:
- Cây chìa vôi: Lá chìa vôi giã và đắp lên vùng cột sống bị vôi hóa. Đồng thời người bệnh kết hợp bài thuốc uống được sắc từ 50gr chìa vôi, 30gr dền gai, 30gr lá lốt, 30gr tầm gửi và 30gr cỏ xước (tất cả đã được rửa sạch phơi khô). Uống liên tục trong 30 ngày, mỗi ngày uống 3 lần.
- Cây đu đủ: Lấy hạt của 1 quả đu đủ chín tới sau đó cho vào rổ và xát mạnh bằng miếng vải để bong hết lớp màng bên ngoài hạt, lấy phần đen giã nát và đắp lên vị trí cột sống bị vôi hóa.
Điều trị vôi hóa không dùng thuốc
Đối với bệnh nhân vôi hóa cột sống ở giai đoạn khởi phát, bệnh mới ở thể nhẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị bao gồm:
- Tập luyện thể thao hoặc các bài tập phù hợp làm giãn cơ, giúp giảm đau hiệu quả, ngăn chặn quá trình thoái hóa của khớp.
- Vật lý trị liệu (xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,...) tại các cơ sở y tế uy tín giúp tăng cường chức năng cột sống, chức năng vận động, giảm đau, giãn cơ, làm chậm quá trình tiến triển xấu của bệnh.
Bài viết trên đây cung cấp đến độc giả thông tin về bệnh nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa vôi hóa cột sống. Nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tăng khả năng hồi phục hoàn toàn cột sống. Chúc bạn sức khỏe.