Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh có nguy hiểm không và 4 phương pháp chữa
Cột sốngGai đôi cột sống bẩm sinh ở thai nhi là căn bệnh được hình thành ngay khi trong bụng mẹ và khiến trẻ sơ sinh lúc chào đời đã có thể bị những dị tật ở cột sống, thậm chí là gặp biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy, đây là căn bệnh có khả năng phục hồi lên tới 90% nếu có những phác đồ điều trị đúng đắn cùng việc xây dựng chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh có nguy hiểm không?
Bệnh gai đôi cột sống còn có tên gọi khác là tật nứt đốt sống, tình trạng này xảy ra khi xuất hiện vấn đề hở gai xương hoặc ống thần kinh không được đậy chặt. Khác với vị trí của gai cột sống, gai đôi cột sống sẽ nằm tại đốt sống L5-S1, hơn nữa dị tật này thường có ngay từ khi thai nhi đang hình thành trong bụng mẹ.
Hiện nay, y khoa thế giới vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào xác định nguyên nhân gây ra bệnh gai đôi cột sống. Các nhà khoa học có đưa ra một số phỏng đoán về những yếu tố có thể dẫn tới căn bệnh này như: Ảnh hưởng từ nguồn dinh dưỡng mẹ nạp vào cơ thể trong lúc mang thai, ảnh hưởng từ môi trường sống của mẹ hay việc thiếu lượng acid folic cần thiết trong chế độ ăn uống.
Căn bệnh này nguy hiểm đến đâu sẽ phụ thuộc nhiều vào vị trí và kích thước của dị tật trên cột sống. Thông thường, những vị trí điển hình dễ xuất hiện gai đôi là vùng thắt lưng, vùng xương thuộc cột sống. Vì vậy, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ như giảm chức năng vận động, đau dây thần kinh, đại tiện, tiểu tiện mất kiểm soát.
Ngoài ra, bệnh gai đôi cột sống sẽ gây cản trở trong quá trình bú sữa, điều hoà nhịp thở và nuốt của trẻ nhỏ. Nguy cơ tổn thương não bộ cũng rất dễ xảy ra, khiến cho trẻ gặp nhiều hạn chế trong việc ghi nhớ và học tập, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Phương pháp chữa bệnh gai đôi cột sống
Nhờ sự tiến bộ của y khoa thế giới, chữa trị dị tật gai đôi cột sống ngày nay không còn quá khó khăn. Tùy theo tình trạng bệnh thực tế của mỗi người, những bác sĩ chuyên khoa sẽ có biện pháp phục hồi nhằm giảm thiểu triệu chứng cũng như kiểm soát bệnh một cách an toàn.
Một số trường hợp đặc biệt khi bệnh này ở thể ẩn, không xuất hiện triệu chứng và cũng không phải điều trị. Tuy vậy, đối với những trẻ sơ sinh có khối thoát vị thì bác sĩ có khả năng cao chỉ định phẫu thuật. Sau đây là những phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh gai đôi cột sống bật sinh:
Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh
Những loại thuốc giảm đau thường được dùng trong điều trị bệnh bao gồm: Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen, Codein,…
Đây là những loại thuốc có tác dụng chính là giảm đau, tuy vậy lại dễ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Việc sử dụng thuốc ra sao cần làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc Đông y chữa bệnh gai đôi cột sống
Điều trị bằng Đông y thích hợp với những ai có tình trạng bệnh nhẹ, chưa xảy ra bất cứ biến chứng nào. Các loại thuốc Đông y thường được bào chế từ những dược liệu thiên nhiên an toàn và lành tính, hiếm khi có tác dụng phụ. Nhưng cũng vì đặc tính này mà chữa bệnh theo phương pháp Đông y sẽ có tác dụng chậm hơn, cần sự kiên trì mới thấy hiệu quả. Người bệnh hãy tìm đến địa chỉ lương y uy tín để thực hiện chữa trị.
Sử dụng kem bôi ngoài da
Một vài loại kem bôi có chứa aspirin có tác dụng giảm đau. Cách sử dụng cũng rất đơn giản khi chỉ cần bôi lên vùng gai đôi cột sống bẩm sinh và nhẹ nhàng xoa bóp. Phương pháp này sẽ giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu, làm dịu đi những cơn đau.
Vật lý trị liệu
Những cách thực hiện vật lý trị liệu điển hình là bấm huyệt, châm cứu, massage cho những vùng có gai đôi. Các tác động phù hợp sẽ làm tăng cường tuần hoàn máu, cơ cạnh cột sống được giãn ra, hạn chế những cơn đau nhức hay sự chèn ép từ các dây thần kinh.
Cách phòng ngừa bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh
Biện pháp phòng ngừa căn bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh hữu hiệu nhất chính là bổ sung acid folic trước thời gian thụ thai khoảng 1 tháng và kéo dài liên tục trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy vậy, việc xác định được thời gian mang thai là rất khó, đặc biệt là những chị em mới mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm. Nhiều chuyên gia sản khoa khuyến khích chị em ở độ tuổi sinh nở nên uống acid folic một cách đều đặn, liều lượng trung bình khoảng 0.4 – 1mg mỗi ngày sẽ giúp tránh được tới 50% nguy cơ dị tật thai nhi.
Với những mẹ đã sinh có bị dị tật ống thần kinh hoặc được cảnh báo có nguy cơ cao sẽ cần sử dụng thuốc chống động kinh với liều lượng cao hơn, ví dụ như loại valproic acid. Những trường hợp này cần được đi khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế tiếp xúc với những môi trường bụi bẩn, ô nhiễm kẻo ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như acid folic, canxi, vitamin D là điều rất quan trọng trong quá trình mang thai. Ngoài ra, chị em có thai cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, đặc biệt là ở cuối thai kỳ, tránh ngồi hoặc nằm khá nhiều sẽ giúp cho lúc sinh nở dễ dàng hơn.
Gai đôi cột sống bẩm sinh là bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và chữa trị một cách hợp lý. Tất cả những chị em phụ nữ khi mang thai hoặc có ý định mang thai thì nên tìm hiểu và có biện pháp phòng tránh thích hợp để hạn chế nguy cơ dị tật thai nhi. Thêm nữa, hãy chủ động đi khám định kỳ để nếu có vấn đề nào về sức khỏe sẽ được xử lý kịp thời. Chúc mọi người luôn hạnh phúc và vui vẻ!
Theo : Xuongkhoptmd