Đau lưng mấy ngày thì có kinh nguyệt nguyên nhân và cách giảm đau
Đau lưngĐau lưng là dấu hiệu nhận biết chu kỳ kinh nguyệt sắp đến của hầu hết chị em phụ nữ. Kèm theo đó chị em phải trải qua cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người hoặc những cơn đau bụng quằn quại từ đó sinh ra cáu gắt. Thông thường đau lưng mấy ngày thì có kinh nguyệt? Cách khắc phục cơn đau như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong nội dung sau!
Đau lưng mấy ngày thì có kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng thay đổi sinh lý bình thường ở phụ nữ. Nó bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi dậy thì và kết thúc vào thời điểm khác nhau phụ thuộc vào thể trạng của từng người. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, không thể xác định chính xác được. Ngay cả chu kỳ kinh nguyệt của 1 người cũng có thể thay đổi khi nội tiết tố trong cơ thể bị tác động. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ dao động từ 21 đến 35 ngày.
Cơ thể người phụ nữ bình thường (không trong quá trình mang thai) tử cung sẽ xuất hiện lớp nội mạc, các chất dư thừa được loại bỏ được gọi là hành kinh (máu kinh). Thời gian ra máu dao động từ 3 đến 7 ngày tùy từng người. Vào những ngày trước khi có kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ có những dấu hiệu nhận biết nhất định, đặc biệt là triệu chứng đau nhức vùng lưng dưới.
Đây là một trong những cách để chị em phụ nữ nhận biết chu kỳ kinh nguyệt của mình sắp đến. Rất nhiều chị em thắc mắc vấn đề đau lưng mấy ngày thì có kinh nguyệt? Thời gian từ khi xuất hiện các cơn đau lưng đến lúc xuất hiện kinh nguyệt là bao lâu phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Theo các nghiên cứu và khảo sát của chuyên gia, phụ nữ xuất hiện cơn đau lưng, nhức hông trước khi có kinh nguyệt từ 2 ngày đến 1 tuần. Mức độ và cường độ đau là khác nhau ở mỗi người. Chúng có thể nhanh đến và nhanh đi nhưng chỉ kéo dài trong vài ngày, có lúc chị em sẽ cảm thấy đau dữ dội, khó chịu.
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau lưng trước chu kỳ kinh nguyệt
Lý do chính khiến chị em có các cơn đau nhức vùng lưng và hông trước khi có kinh nguyệt là lượng prostaglandin lớn. Lượng hormone này trong cơ thể thay đổi đột ngột để đẩy trứng ra bên ngoài dẫn đến sự co thắt vùng tử cung. Từ đó buồng ối chịu áp lực lớn làm xuất hiện các cơn đau nhức vùng hông và lưng.
Một số dấu hiệu nhận biết kỳ kinh nguyệt sắp đến chị em có thể tham khảo:
- Đau bụng trên âm ỉ, mức độ vừa phải. Đây là dấu hiệu phổ biến mà chị em sẽ gặp phải trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, thường xuất hiện trước khoảng 2 đến 3 ngày.
- Thay đổi tâm trạng thất thường do nồng độ hormone Serotonin suy giảm (hormone điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng) khiến chị em dễ nổi nóng, cáu gắt và cảm thấy bực bội.
- Nổi mụn: Lỗ chân lông bị ách tắc, bít kín do tăng tiết bã nhờn có nguyên nhân từ việc hormone tăng cao. Từ đó tạo điều kiện cho mụn xuất hiện.
- Cơ thể mệt mỏi, có thể xuất hiện cơn đau nửa đầu.
- Bụng căng chướng lên: Lượng nước được giữ lại nhiều trong cơ thể do ảnh hưởng của hormone dẫn đến cảm giác đầy bụng, chướng hơi.
Khắc phục đau lưng khi có kinh nguyệt
Cơn đau nhức vùng lưng và hông trước khi đến kỳ kinh nguyệt khiến chị em khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Nhiều chị em mong muốn có được giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này để chu kỳ kinh nguyệt không còn là nỗi ám ảnh. Chị em phụ nữ có thể tham khảo một số cách sau đây để khắc phục tình trạng này.
Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, khí huyết lưu thông dễ dàng. Đặc biệt cần thiết vào những ngày trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng của chị em cũng thoải mái hơn.
Theo đó bạn có thể tập luyện các bài tập yoga đơn giản, tập thể dục theo nhịp điệu hoặc một số bài về vật lý trị liệu. Thường xuyên thực hiện cũng giúp khớp xương được giãn ra một cách tự nhiên, từ đó giúp vùng hông và xương chịu ít áp lực hơn.
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể
Nước có một vai trò quan trọng đối với cơ thể đặc biệt là trong giai đoạn cơ thể mất đi một lượng máu và sắt lớn. Nó càng quan trọng hơn khi trong chu kỳ kinh nguyệt nội tiết tố bị thay đổi đột ngột. Cơ thể được bổ sung đủ lượng nước cần thiết làm thuyên giảm các cơn đau vùng hông, lưng và vùng bụng trên. Đồng thời giúp chị em giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress.
Thông thường lượng nước cần thiết bạn cần bổ sung cho cơ thể trong 1 ngày là từ 1 đến 2 lít nước. Lưu ý không nên uống nước lạnh trong những ngày có kinh nguyệt. Bên cạnh đó bạn cũng có thể thay thế bằng một số loại nước hoa quả hoặc trà thanh lọc cơ thể nhưng vẫn cần uống đủ nước.
Tắm nước ấm
Trong giai đoạn có kinh nguyệt cơ thể người phụ nữ sẽ yếu hơn bình thường. Nếu chị em tắm nước lạnh sẽ dẫn đến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, đau nhức xuất hiện nhiều hơn, do vậy bạn nên tắm nước ấm trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Nước ấm giúp cơ xương khớp co giãn nhẹ nhàng, cải thiện triệu chứng đau lưng, đau hông. Đồng thời việc này rất có ích cho việc giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu lưu thông, cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Tránh vận động quá sức
Trong chu kỳ kinh nguyệt chị em nên lưu ý không vận động quá sức, làm việc căng thẳng, stress dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Cần phối hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, dành một khoảng thời gian để thư giãn.
Tránh xa các chất kích thích
Những chất kích thích không nên sử dụng trong những ngày “đèn đỏ” bao gồm bia, rượu, thuốc lá, đồ ăn nhiều dầu mỡ,... Đây là những chất rất có hại cho cơ thể đồng thời khi nạp vào cơ thể chị em sẽ đối mặt với sự gia tăng của các cơn đau lưng.
Bên cạnh đó việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dưỡng chất là điều rất quan trọng. Cơ thể sau khi mất một lượng máu và sắt lớn cần rất nhiều dinh dưỡng để hồi phục.
Bài viết trên đây giải đáp thắc mắc của đa số chị em phụ nữ về câu hỏi đau lưng mấy ngày thì có kinh nguyệt. Đồng thời đưa ra các cách khắc phục cơn đau cho chị em phụ nữ vào những ngày này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.
Theo : xuongkhoptmd